Ý nghĩa của 10 thiên can trong phong thủy

Hiện nay, thiên can hay địa chỉ là những yếu tố phong thủy được nhiều người quan tâm. Bởi mỗi cá nhân đều có can chi của riêng mình và phản ánh trung thực về số mệnh. Việc xem can chi sẽ giúp chúng ta điều chỉnh kế hoạch trong cuộc sống sao cho phù hợp và có nhiều may mắn. Bài viết dưới đây top.chon.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu về 10 thiên can trong phong thủy nhé. 

10 thiên can trong phong thủy có ý nghĩa gì?

Trong phong thủy, thiên can hay còn có tên gọi khác là can chi gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Mỗi con người đều sở hữu 1 thiên can riêng biệt kể từ khi mới lọt lòng. Thứ tự của 10 can chi thể hiện quá trình hình thành, phát triển, tàn lụi và biến mất của vạn vật sinh sống trên trái đất. 

  • Giáp: Cây cỏ bắt đầu phá bỏ vỏ bọc để đâm chồi và nảy lộc.
  • Ất: Dù đã thoát ra khỏi lòng đấy nhưng vẫn chưa hình thành lá. 
  • Bính: Vạn vật đang dần phát triển một cách nhanh chóng.
  • Đinh: Vạn vật bước vào quá trình đâm chồi, nảy lộc.
  • Mậu: Vạn vật đang phát triển rất tươi tốt. 
  • Kỷ: Vạn vật đã trưởng thành.
  • Canh: Bắt đầu hình thành quả.
  • Tân: Quả của vạn vật đã đạt độ hoàn mỹ.
  • Nhâm: Hạt giống đã chín, sinh mệnh mới bắt đầu được nuôi dưỡng. 
  • Quý: Trải qua thời kỳ nhất định, vạn vật lại nảy nở và sinh mệnh được hình thành. 
Thiên can là một trong những yếu tố phong thủy

Thiên can là một trong những yếu tố phong thủy

Phân chia âm dương của các thiên can trong phong thủy

Theo các chuyên gia phong thủy, thiên can được phân chia thành âm dương. Can dương có sự thay đổi cùng với sự sinh ra hoặc mất đi của khí và không bị ảnh hưởng bởi lực mạnh. Do đó, can dương có tính cương còn can âm thì mang tính nhu, có thể vứt bỏ cái tôi và thay đổi theo lực mạnh.

  • Dương Can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
  • Âm Can: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý

Quan hệ giữa thiên can với mặt trời

5. Nó có khả năng tác động trực tiếp tới vạn vật. Trong đó, Giáp là dương Mộc, Ất là Mộc âm, Bính là Hỏa dương, Đinh là Hỏa Âm, Mậu là Thổ dương, Kỷ là Thổ âm, Canh là Kim dương, Tân là Kim âm, Nhâm là Thủy dương, Quý là Thủy âm. 

Dựa theo ngũ hành của Thiên can: Giáp Ất thuộc Mộc sẽ đại diện cho hướng Đông. Canh Tân thuộc Kim làm đại diện cho hướng Tây. Bính và Đinh thuộc Hỏa đại diện cho hướng Nam Nhâm Quý thuộc Thủy có thể đại diện cho hướng Bắc. Còn lại Mậu Kỷ thuộc Thổ đại diện cho trung tâm.

Quan hệ giữa 10 thiên can với nhau

Bên cạnh đó, giữa 10 Thiên can tồn tại mối quan hệ tương xung và hợp hóa. 

  • Hợp hóa: Giáp, Kỷ hợp hóa Thổ; Ất, Canh hợp hóa Kim; Bính, Tân hợp hóa Thủy; Đinh, Nhâm hợp hóa Mộc; Nhâm, Quý hợp hóa Hỏa. Thiên can hợp hóa sẽ có sự thay đổi khi bị tác động bởi một sự vật sự việc khác.
  • Tương xung: Giáp, Mậu xung nhau; Ất, Kỷ xung nhau; Bính, Đinh xung nhau; Đinh, Tân xung nhau; Mậu, Nhâm xung nhau; Kỷ, Quý xung nhau; Quý, Đinh xung nhau.
Bảng phân chia âm dương của các thiên can trong phong thủy

Bảng phân chia âm dương của các thiên can trong phong thủy

Thuộc tính âm dương ngũ hành của Thiên can

Trong Thiên can đều phân chia thành âm dương với tổng cộng có 5 cặp. Dưới đây là bảng giới thiệu đơn giản về thuộc tính của Thiên can bạn nên tìm hiểu.

Bảng thuộc tính âm dương ngũ hành của Thiên can

Bảng thuộc tính âm dương ngũ hành của Thiên can

Lời kết

Hy vọng với những thông tin mà top.chon.vn vừa chia sẻ trong bài viết các bạn có thể nắm bắt cụ thể thông tin về 10 thiên can. Chúng ta nên tham khảo để tích lũy thêm cho mình nhiều kiến thức phong thủy. Nhờ vậy mỗi người sẽ biết cách sắp xếp và xây dựng cuộc sống theo cách thuận lợi nhất.