Top 8 loại dược liệu quý hiếm tại Việt Nam

Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các loại cây dược liệu. Do đó, có rất nhiều loại cây dược liệu được trồng phổ biến trên khắp đất nước ta. Vậy những loại cây dược liệu nào thuộc loại quý hiếm? Việc tìm hiểu các loại cây dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế để tránh việc khai thác bừa bãi và có kế hoạch bảo tồn tốt. Bài viết sau sẽ chia sẻ 8 loại dược liệu quý hiếm tại Việt Nam nhé!

1

Tam thất

Tam thất là một trong những loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Các bộ phận của cây tam thất như lá, hoa và quả có thể sử dụng để làm thuốc. Tam thất phải trải qua nhiều năm mới có thể phát triển hoàn toàn. Hiện nay, tam thất được trồng nhiều nhất ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng hoặc các vùng núi cao trên 1200m. Tam thất còn được dùng để giảm sưng, đau và huyết áp. 

Tam thất là một trong những loại dược liệu có giá trị kinh tế cao

Tam thất là một trong những loại dược liệu có giá trị kinh tế cao

2

Sâm ngọc linh

Sâm ngọc linh là một trong 8 loại dược liệu quý hiếm tại Việt Nam. Sâm ngọc linh có mặt tại các vùng cao nguyên miền Trung Việt Nam. Sâm ngọc linh là nhân sâm đặc biệt được phát hiện vào năm 1973 bởi dược sĩ Đào Kim Long. Sâm ngọc linh là thảo dược có giá trị kinh tế cao và ngày càng bị cạn kiệt. Hiện nay, các nhà khoa học đang cố gắng trồng và bảo tồn. Sâm ngọc linh có tác dụng tăng khả năng miễn dịch và chữa được nhiều bệnh, kéo dài tuổi thọ. 

3

Dược liệu vàng đắng

Vàng đắng thường được gọi là cây nho vàng. Vàng đắng là dược liệu quý hiếm bởi rễ của cây có thể chữa được bệnh tim mạch và độc rắn. Vàng đắng có giá trị kinh tế cao, có giá thành gần 1 triệu/kg. Thân cây vàng đắng rất đẹp, sáng bóng, nhựa cây màu vàng, thường ra hoa và đậu quả từ tháng 8 đến tháng 10. Vàng đắng phải trải qua 25 năm mới có thể phát triển hoàn toàn. Loại thảo dược này phát triển mạnh ở những vùng khí hậu nhiệt đới, có độ ẩm cao, đất đai màu mỡ. 

Vàng đắng thường được gọi là cây nho vàng

Vàng đắng thường được gọi là cây nho vàng

4

Củ mài

Một trong 8 loại dược liệu quý hiếm tại Việt Nam không thể bỏ qua củ mài. Củ mài có giá trị kinh tế cao và rất dễ trồng. Ngày nay, củ mài được trồng phổ biến ở các tình như: Lào Cai, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Yên Bái,… Củ mài được trồng xen kẽ cùng vườn tiêu để đạt lợi nhuận cao. Giá thành của củ mài thường dao động từ 120.000 – 150.000 đồng/kg. Củ mài có thể dùng để ăn và chữa nhiều bệnh như: tiểu đường, ăn không tiêu. 

5

Dược liệu kim tuyến

Kim tuyến là thảo dược quý hiếm, còn được biết đến với tên gọi là hoa lan. Kim tuyến thường trồng trên rừng, tán lá bắt mắt, có màu nâu trầm mượt, các đường gân đỏ chạy song song trên lá. Hoa của cây kim tuyến có màu trắng, nhụy vàng xoắn. Ho riêng lẻ nhỏ, thường mọc thành chùm, thân thẳng đứng, nở trong 1 tháng. Kim tuyến có thể chữa được nhiều bệnh như: suy nhược thần kinh, viêm phế quản, cải thiện sức khỏe. Giá thành lên tới 10 triệu/kg và rất khó trồng. 

Dược liệu kim tuyến hay còn gọi là hoa lan

Dược liệu kim tuyến hay còn gọi là hoa lan

6

Dược liệu ráy gai

Cây dược liệu ráy gai có đặc điểm mập mạp, thân rễ gai nhọn, lá và thân có thể dùng như rau. Trong những năm gần đây, ráy gai mang lại giá trị kinh tế cao, được trồng phổ biến ở đồng bằng, trung du và núi thấp. Ráy gai có tốc độ phát triển nhanh, có thể trồng được quanh năm. Ngoài các loại ráy gai được mọc tự nhiên thì người dân còn trồng ở ao hồ để tránh xói mòn, giúp các sinh trưởng. 

7

Cây bình vôi

Bình vôi là dược liệu quý về an thần, giải nhiệt, giải độc và điều trị các chứng đau đầu. Dược liệu bình vôi có khả năng kháng viêm, giảm đau, có thể dùng cho người mất ngủ thường xuyên hoặc bị hen suyễn. Cây bình vôi có nguồn gốc từ Đài Loan của Trung Quốc. Hiện nay, bình vôi được trồng phổ biến ở tỉnh Ninh Thuận, mang lại giá trị kinh tế cho người dân. Bình vôi thuộc top 8 loại dược liệu quý hiếm tại Việt Nam.

Bình vôi được trồng phổ biến ở tỉnh Ninh Thuận

Bình vôi được trồng phổ biến ở tỉnh Ninh Thuận

8

Cây dược liệu ba kích

Ba kích là loại cây dược liệu ngắn ngày, có giá trị kinh tế cao, cần được bảo tồn. Rễ của loài cây dược liệu ba kích được sử dụng để làm thuốc. Ba kích có thể cải thiện chức năng thận và khắc phục các vấn đề về tiểu tiện khác nhau. Dược liệu ba kích cũng được sử dụng để điều trị ung thư, rối loạn túi mật, thoát vị và đau lưng. Ba kích có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng như nội tiết tố.

Trên đây là thông tin chia sẻ về top 8 loại dược liệu quý hiếm tại Việt Nam. Những loại dược liệu trên được đưa vào danh sách đỏ cần bảo tồn và phát triển. Để có thêm cho bản thân nhiều thông tin hữu ích thì bạn đừng quên ghé qua top.chon.vn nhé!

nbsp;